Giỏ hàng
0₫
Xem sản phẩm đồ gia dụng thông minh tại Gia Dụng Plus
Như các bạn đã biết, traffic trên sàn thương mại điện tử chính là tiền. Nhiều traffic thì nhiều tiền mà ít traffic thì ít tiền, không có traffic thì hết tiền.
Mình vẫn thường hay ví von rằng bán hàng trên sàn không khác gì mình ra chợ thuê một kiot rồi ngồi bán ở đó. Những kiot nào nằm ở vị trí đẹp, ngã 3 ngã tư nhiều người ra vào nhất trong chợ thường chính là những kiot bán đắt hàng nhất. Đó cũng chính là những kiot to nhất, và đương nhiên là luôn có được nhiều lượt người đi ra đi vào nhất, hay nói cách khác là lượng traffic khủng nhất. Những kiot đó, trên sàn người ta gọi là top ngành!!!
Hẳn ai cũng đều ước ao có một ngày mình trở thành top ngành trên shopee phải ko? Hãy tìm cách trở thành kiot có nhiều traffic ra vào hàng ngày nhất, ước mơ của bạn sẽ thành hiện thực.
Cùng tìm hiểu các kiến thức căn bản về traffic nhé. Theo mình, traffic vào gian hàng sẽ đến từ 2 nguồn:
Nội sàn
1.Khách hàng tìm kiếm từ khóa ra sản phẩm của gian hàng mình rồi vào xem
2. SEO sản phẩm để có được lượng tìm kiếm tự nhiên
3. Chạy quảng cáo từ khóa, quảng cáo khám phá, quảng cáo shop
4. Sản phẩm được gợi ý trên trang chủ, trên banner ngành hàng, chương trình flash sale của shopee...hiển thị tới khách hàng tiềm năng
Hiểu đúng về traffic nội sàn cùng Shopee Uni
Ngoại sàn
1. Chủ shop chủ động dẫn traffic từ các trang mạng xã hội về gian hàng của mình
2. Shopee quảng cáo sản phẩm tới khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội
3. Tìm kiếm google ra sản phẩm của mình trên sàn rồi vào xem
Trong phạm vi series này, mình sẽ tập trung vào mục 1.1.1 Làm thế nào tối ưu SEO để khách hàng tìm kiếm ra được sản phẩm của mình trên shopee và click vào xem. Trong phần này, các chỉ số quan trọng nhất sẽ cần phải được tối ưu bao gồm:
Cùng đào sâu vào từng phần một nhé!
Level 1: Đặt theo cảm tính
Trước đây khi mới bán hàng shopee thì mình thường đặt tên sản phẩm tùy tiện theo ý thích của mình, hoặc nghĩ rằng cái tên mình hay gọi như thế thì khách hàng cũng sẽ gọi như thế và tìm kiếm từ khóa như thế. Đây hoàn toàn là cảm tính và không thể đong đếm nên không thể tối ưu được. Cách này chỉ bán được vài chục vài trăm chứ không thể bán lên hàng nghìn hàng vạn đơn vị/sản phẩm.
Level 2: Đặt theo shop lớn
Sau này mình mới biết đặt tên sản phẩm giống giống theo các anh chị top ngành, ưu điểm của hành động này là ăn theo luôn lượng traffic của các sản phẩm top khi khách hàng tìm kiếm từ khóa. Nhưng nhược điểm là nếu sản phẩm không có được giá cạnh tranh thì cũng công cốc vì khách hàng thường mua của ông ngon bổ rẻ nhất.
Mà muốn có được giá cạnh tranh thì bắt buộc phải tìm được nguồn hàng tận gốc nhất, nhập hàng SLL, tối ưu mọi chi phí vận hành, ăn lãi mỏng nhất…. Lại bài toán con gà có trước hay quả trứng có trước.
Level 3: Tối ưu và đặt theo xu hướng của khách hàng
Trên con đường tiến hóa thì mình tiếp tục biết tới cách nghiên cứu từ khóa để đặt tên sản phẩm chính xác theo những cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên sàn, google để từ đó tối ưu được SEO và tối ưu quảng cáo sản phẩm.
Công việc nghiên cứu từ khóa này có thể được thực hiện với chính chức năng quảng cáo từ khóa của shopee/ google trends/ keywordtool...hay các app nghiên cứu từ khóa trên sàn mà các bạn có thể tự tìm hiểu.
Ví dụ:
Như mình có sản phẩm mà trước đây mình hay đặt tên là: “áo cộc tay bé trai, bé gái”. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu từ khóa thì mình thấy “áo cộc tay bé trai” chỉ có khoảng 1600 lượt tìm kiếm/tháng, “áo cộc tay bé gái” chỉ có 300 lượt/tháng.
Còn từ khóa “áo thun bé trai”, “áo bé trai”, “áo thun bé gái”, “áo bé gái” lại có 12-40k lượt tìm kiếm/tháng. Từ đó mình đổi luôn tên sản phẩm thành “áo thun bé trai, bé gái”.
Bài viết đến đây đã khá dài, phần tiếp theo mình sẽ phân tích tiếp về mục B, C. Cảm ơn tất cả những ai đã đọc đến đây & hãy ủng hộ mình 01 like/cmt xuống phía dưới nhé. Chúc tất cả mọi người 01 năm 2022 bùng nổ cùng shopee!
Tác giả: Hoàng Duy Cường